Bên cạnh việc uống thuốc, nam giới có thể tham khảo sử dụng thêm một số dược thảo để tăng cường hiệu quả
điều trị yếu sinh lý. Dưới đây là 7 loại dược thảo phổ biến được sử dụng để cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
1. Ba kích
|
Ba kích |
Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Trong Đông Y, Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Từ thời xưa, Ba kích là vị thuốc chỉ dành cho Vua chúa và quan lại để bồi bồ sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý. Ba kích có thể được dùng bằng cách ngâm rượu, hầm cùng thịt gà hoặc sắc lấy nước uống.
2. Nấm ngọc cẩu
|
nấm ngọc câu |
Nấm ngọc cẩu là cây thuốc nam, chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Những nghiên cứu về nấm ngọc cẩu của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy, nấm ngọc cẩu chứa L-Arginine, một chất khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ocid nitric (NO) giúp lưu thông mạch máu để cải thiện khả năng cương cứng của dương vật.
3. Dâm dương hoắc
|
dâm hương hoắc |
Dâm dương hoắc là vị thuốc có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Cái tên dâm dương hoắc ra đời vì ngày xưa, các mục tử thường lấy lá của loại cây này cho dê ăn để làm tăng khả năng giao phối của chúng. Ở người, việc sử dụng dâm dương hoắc cũng cho thấy một sự cải thiện đáng kể về ham muốn và khả năng tình dục. Dâm dương hoắc hiện nay thường là một vị không thể thiếu trong thang thuốc bổ thận tráng dương.
>> Nguyên nhân yếu sinh lý
4. Nhục Thung Dung
|
nhục thung dung |
Nhục Thung Dung sống ký sinh trên rễ các cây khác, thân cỏ hình trụ, cao chừng 30 cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng sẫm, xếp như lợp ngói. Nhục Thung Dung là vị thuốc rất tốt trong hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, được đánh giá cao và xếp đầu bảng trong những vị thuốc giúp tăng cường sinh lý hiệu quả. Nhục Thung Dung thường được cho vào các bài rượu thuốc bổ thận tráng dương.
5. Sâm cau
|
sâm cau |
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Theo Đông Y, sâm cau có vị cay, tính ấm, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa... Sâm cau mọc khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong cuốn “Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, ông đánh giá rất cao vị thuốc này, đặc biệt là tác dụng bồi bổ cơ thể và tác dụng tăng cường sinh lý.
6. Nhân sâm
|
nhân sâm |
Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng, thuộc một trong bốn loại thuốc quý của Đông Y từ hàng ngàn năm trước (Sâm – Nhung - Quế - Phụ). Ngày nay, Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều tác dụng quý giá của Nhân Sâm như tăng cường sức khỏe, cải thiện trí nhớ, làm giảm quá trình lão hóa, chống viêm,... Đặc biệt, một trong những tác dụng tuyệt vời của nhân sâm đối với nam giới là hỗ trợ điều trị yếu sinh lý.
7. Bạch tật lê
|
bạch tật lê |
Bạch tật lê là quả của cây Tật lê - một vị thuốc quen thuộc của Đông Y, thường được dùng để chữa các chứng bệnh về mắt như đau mắt đỏ, chảy nước mắt. Tác dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới được biết đến nhờ y học cổ truyền Ấn Độ, nơi mà người Ấn đã sử dụng thảo dược này từ rất lâu đời để cải thiện khả năng tình dục. Bạch Tật Lê mọc nhiều ở các tỉnh ven biển nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung. Cách sử dụng phổ biến Bạch tật lê hiện nay là ngâm rượu chung với các vị thuốc khác.
Nếu như các bạn vẫn không chữa được bệnh này. Hãy đến ngay
phòng khám Đa khoa Quốc Tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội. Hoặc có thể gọi trước cho bác sĩ theo số điện thoại 0969.668.152 hoặc qua email: chuaphuakhoa.xadan@gmail.com